Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Những lưu ý về tiêu chuẩn cho mẫu cầu thang nhà bạn

Cầu thang được coi là phương tiện chuyển tiếp theo hướng đứng của ngôi nhà, là biện pháp chuyển tiếp từ độ cao này đến độ cao khác. Cầu thang phải được làm bằng vật liệu bền vững, có khả năng chống cháy cao. Vị trí cầu thang quyết định bố trí mặt bằng ngôi nhà. Khu vực cầu thang thường gần với khu vệ sinh, có thể nói là trọng tâm của ngôi nhà, luôn ở vị trí dễ thấy, dễ đi lại.

Những ngôi nhà biệt thự kiểu Pháp trước đây thường bố trí cầu thang thành một buồng riêng. Ngày nay, đất đai chật hẹp, hơn nữa, người ta quan niệm cầu thang cũng là một yếu tố trang trí mang tính thẩm mỹ cao nên được bố trí như một tiêu điểm của ngôi nhà. Khi kết hợp với khu vực hành lang thông thoáng, cầu thang – xương sống của căn nhà lại là nơi “khoe” tất cả vẻ đẹp của ngôi nhà.



Phân loại cầu thang

Có thể phân loại cầu thang theo hai loại: thang thẳng và thang tròn. Thang thẳng có thể là loại 1 đợt, 2 đợt hay 3 đợt. Thang tròn là kiểu cầu thang mà các bậc xoay quanh một trục. Lựa chọn kiểu thang nào phụ thuộc vào vị trí và thế đất, nhưng cần chú ý đến một vài đặc điểm sau:

- Thang 1 đợt làm rộng diện tích sử dụng cho tầng trệt nhưng lại tốn diện tích cho tầng trên vì phải tạo hành lang đi bên cạnh.

- Thang 2 đợt diện tích chiếm ít đất, nhưng các đợt dưới thường tối và bí.

- Thang 3 đợt thông thoáng, giao thông tốt, kết hợp chiếu sáng nếu tum thang làm mái kính, mái nhựa trong, diệnt ích chiếm đất nhiều nhất.

Trong điều kiện đất rộng rãi, nên bố trí thang 3 đợt kết hợp làm khoảng không gian thoáng chung của cả ngôi nhà. Các bậc thang có thể bố trí chia đều cho mỗi đợt để tạo sự cân bằng, nhưng cũng có thể bố trí kiểu đợt nhiều đợt ít để tạo chiếu nghỉ ở những vị trí hẹp.



Thang tròn tiết kiệm không gian hơn thang thẳng, nhưng khó đi và khó mang vác đồ đạc. Thang tròn không nên sử dụng cho những tầng nhà quá cao, thường từ 3 m trở xuống là thích hợp để đỡ có cảm giác chóng mặt khi đi lại. Thang tròn còn là một điểm nhấn tạo dáng đẹp cho công trình, thường hay sử dụng ngoài trời làm thang phụ dẫn lên sân các trên.

Những tiêu chuẩn chủ yếu

- Có nhiều nhà xây cầu thang rất cầu kỳ, toàn bộ cầu thang uốn thành một đường cong lượn rất mềm mại, vật liệu sang trọng, nhưng khi bước lên, vẫn có cảm giác khó chịu, dễ bước vấp. Ngược lại, nhiều cầu thang không rộng, lại chỉ đơn giản hai đợt lên xuống nhưng vẫn tạo cho con người sự thoải mái, thích thú khi bước lên. Đó là nhờ bậc thang được thiết kế phù hợp với chiều dài bước đi trung bình của mỗi người. Khi thiết kế cầu thang cần lưu ý đến độ dốc của thang được quyết định bởi chiều cao và chiều rộng bậc thang. Chiều cao cổ bậc 17cm, rộng bậc 26cm tạo góc thang 33độ10' được coi là độ dốc chuẩn. Trên cơ sở đó có thể gia giảm đôi chút tùy thuộc theo ngôi nhà bạn. Độ cao bậc chỉ cần nâng lên một chút (đến 19,20cm) là người đi lên dễ cảm thấy vấp váp và mỏi mệt. Độ cao này tỷ lệ thuận với độ dốc toàn đợt thang (thang dốc tới 60o đã gọi là dốc đứng), gây nên tâm lý ngần ngại “mỏi gối, chùn chân, chẳng muốn trèo”. Nhiều người thích làm nhà cao, tầng 1 trung bình phải đạt 3,9 m – 4,2 m. Trong khi đó, phần diện tích dành làm cầu thang lại muốn giảm thiểu dể tiết kiệm đất, nên cầu thang bị thu hẹp, phải cao, dốc, chật chội là điều dễ hiểu. Nếu vị trí thang quá chật không đảm bảo chiều rộng tối thiểu 24 cm, cần làm loại bậc thang xương cá giúp cho việc lên xuống dễ dàng, không bị vấp vì kích thước mặt bậc nhỏ sẽ dễ hụt chân khi bước xuống. Chiều rộng bản thang từ 0,9 m đến 1,0 m trong nhà ở 4,5 tầng là phù hợp, không nên nhỏ hơn 0,8 m.


- Chiều cao tay vịn cầu thang cũng là yếu tố cần lưu tâm. Thông thường tay vịn không được thấp hơn 90 cm (khoảng cách từ mặt bậc đến tay vịn). Cầu thang cho nhà có trẻ nhỏ, tay vịn phải cao và tránh để khoảng cách lớn giữa các thanh đứng của tay vịn. Lưu ý khe giữa hai thanh đứng không quá 14 cm. Trẻ hiếu động rất dễ bị ngã lọt qua các cột đứng nếu không cẩn thận. Nhưng nếu bạn không muốn có nhưng thanh lan can dày đặc, bạn vẫn có thể làm thưa thoáng và thêm các thanh ngang, dọc theo các bậc thang ở vị trí 1/3 từ dưới lên. Thanh này hầu như đóng vai trò tay vịn riêng cho trẻ nhỏ

- Mỗi đợt thang không bố trí quá 16 bậc vì nhiều bậc quá sẽ gây mỏi mệt cho người đi. Khoảng trống phía trên mỗi bậc thang (được gọi là độ lọt) ít nhất là 2,0 m để người đi lên không bị đụng đầu. Cần hết sức lưu ý điểm này khi thiết kế cầu thang một đợt và thang tròn.

Chiếu nghỉ, chiếu tới

- Chiếu nghỉ không phải là từ để chỉ các bậc thang ở vị trí nối giữa hai đợt thang mà là vị trí đợt thang bằng phẳng, để làm “chiếu” nghỉ chân. “Chiếu” đó có thể ở giữa thang nếu một đợt thang quá dài (thường thấy ở công trình công cộng như trường học, rạp hát), mà cũng có thể ở giữa hai đợt thang. Do đó không nên chia bậc ở giữa 2 chiếu nghỉ. Lên cao 8 – 10 bậc, nên có một chiếu nghỉ làm cho người đi lên được nghỉ chân vài nhịp sau loạt bước liên tục, dễ cảm thấy thoải mái. Chiếu tới thông thường là hành lang, nơi bậc thang cuối cùng gặp sàn. Chiếu tới này nhất thiết phải có bề dài bằng 2 lần chiều rộng bản thang và không nên có bậc ở đây. Chiếu tới rộng rãi đôi chút có thể làm sảnh đón của tầng, bạn đặt thêm đôi ba ghế ngồi chơi cũng không lãng phí. Đây có thể là không gian thư giãn chung cho cả tầng nhà, nếu kết hợp giếng trời thông thoáng.

Cầu thang còn là nghệ thuật thẩm mỹ

- Cầu thang với những hình khối sinh động và chất liệu đẹp còn là yếu tố trang trí nên nhiều người thích phô trương cầu thang ra các vị trí đẹp ở phòng khách. Nhũng đường cong mềm mại của cầu thang tạo nét uốn lượn sinh động. Những mảng xoáy, mảng cong khi được cân nhắc liều lượng góp phần quan trọng hình thành vẻ đẹp của ngôi nhà. Trong nhà chật, kết hợp cầu thang với tủ tường tạo nơi để các vật dụng trang trí vừa tiện dụng vừa có tính thẩm mỹ cao.

- Có rất nhiều kiểu cầu thang khác nhau, cũng như những vật liệu làm cốt (khung) vật hoàn thiện ngày càng phong phú. Thang trong nhà cổ hoặc nhà trang trí theo kiểu cổ điển, có thể bằng gỗ hoặc bằng sắt chúng ta sẽ có được chiếc cầu thang gỗ hoặc cầu thang sắt. Các mặt bậc, cổ bậc được ghép mộng, kín khít mà không cần dùng đến một chiếc đinh. Góc thang hẹp, từng bậc thang lượn theo chiếu nghỉ rất mềm mại và linh hoạt, hơn hẳn các loại thang bê tông cốt thép sau này. Kiểu bậc thang gỗ thưa thoáng (không có tấm đứng) cũng tạo nên điểm nhấn cho ngôi nhà. Thang gỗ thoáng thường ở vị trí có thể uốn lượn từ tầng 1 lên tầng lửng hoặc lên tầng thượng rất điệu đà. Mặt bậc cầu thang lát đá để chống trượt cần xẻ rãnh hoặc đặt thêm một vài gioăng đồng vừa làm đẹp thêm cho cầu thang. Một kiểu cách gần gũi với thang gỗ là cầu thang sắt, gọi chung là thang kim loại. Thang cổ có loại bằng gang và sắt đúc, rất tinh tế như những mảng phù điêu chạm lộng (chạm khắc vào gỗ tạo các lỗ thủng xuyên qua họa tiết).

Những thanh lan can bằng gang rất nhiều chi tiết tinh xảo ngày nay chỉ còn trong hoài tưởng. Phổ biến nhất là thang bằng bê tông cốt thép, tạo ra một mặt phẳng bê tông dốc, sau đó xây bậc bằng gạch. Phần vật liệu hoàn thiện, có thể là mặt đá, mặt granito (một loại vữa xi măng và đá dăm) đổ tại chỗ hoặc đúc sẵn, tay vịn con tiện gỗ hoặc inox. Cầu thang mặt đá chỉ phù hợp với lan can con tiện sứ, hoặc đá, tay vịn to bản, bằng bê tông sơn trắng. Còn nếu đã là inox, nên dùng mặt bậc bằng kim loại hoặc vật liệu tổng hợp. Cầu thang hiện đại có tay vịn gỗ, thành lan can là tấm kim loại hoặc tấm kính rất sang trọng và khỏe khoắn. Kết hợp giữa gỗ và đá hay gỗ và gạch cũng là ý tưởng hay. Lan can bằng thép hộp hay thép dẹt với muôn vàn kiểu tổ hợp, sơn màu đa dạng, cũng tạo nên vẻ đẹp chẳng bao giờ cũ kỹ. Inox với ưu điểm luôn luôn sáng bóng, đầy vẻ đẹp hiện đại cũng sẽ là một vật liệu được ưa chuộng.

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Cách tính số bậc cầu thang an toàn theo phong thủy

Cầu thang trong ngôi nhà chính là nơi dẫn nguồn sinh khí lưu thông đến các không gian chức năng, do đó khi bố trí cầu thang ngoài việc chú ý vị trí, kết cấu thì số bậc cầu thang cũng cần được tính toán cẩn thận.

Phong thủy học cho rằng, cầu thang không đơn giản chỉ là cầu nối giữa các tầng trong nhà mà còn dẫn khí lưu thông cũng như các dòng chảy năng lượng. Vì vậy, nếu cầu thang được bố trí với phần chân xông thẳng ra cửa chính sẽ như một chiếc miệng mở to, làm sinh khí bị đẩy hết ra khỏi nhà. Ngôi nhà có cầu thang như vậy sẽ khiến gia chủ khó tích tụ tài lộc. Phương pháp hóa giải là dùng bình phong che chắn, đặt gương phản chiếu hoặc cũng có thể bày chậu cây, chuông gió trước cửa nhà. Cầu thang dạng xoắn ốc tuy đẹp nhưng được cho là gây rối loạn khí trường, ức chế các dòng chảy quanh co.

Số bậc cầu thang là yếu tố quyết định để có cầu thang hợp phong thủy

Với ý nghĩa quan trọng như vậy nên khi xây nhà nhiều tầng, gia chủ cần phải đặc biệt chú ý đến vị trí cũng như hình dáng cầu thang. Chúng có thể mang đến an lành hoặc tin dữ cho gia đình. Một trong những việc quan trọng nhất khi xây cầu thang là tính số bậc để tránh gặp phải bệnh tật, xui xẻo. Còn theo khoa học, số bậc này ảnh hưởng đến nhịp tim, sức khỏe của người trong nhà vốn qua lại cầu thang hàng ngày.

Theo kinh nghiệm phong thủy, các bậc cầu thang được đếm theo sinh, lão, bệnh, tử, bắt đầu từ bậc đầu tiên khi bước chân lên cho tới bậc cuối cùng, gồm cả chiếu nghỉ. Theo cách tính này, số bậc thang trong nhà nên rơi vào cung “sinh” trong “sinh, lão, bệnh, tử”.

Cách đếm như sau: Bậc đầu tiên là Sinh, tiếp theo là Lão, Bệnh, Tử và cứ thế tiếp tục lại cho đến bậc cuối cùng…Như vậy, số bậc thang đẹp trong nhà sẽ là số lẻ và được khái quát theo công thức: 4n+1, trong đó “n” là số lần chu kì lặp lại.


Thông thường, cầu thang có độ dốc phù hợp và số bậc
thang đẹp thường là 17, 21 hoặc 27 bậc​
Số chu kì Số bậc vào cung Sinh
1 5
2 9
3 13
4 17
5 21
n 4n+1

Tuy vậy, cuộc sống vốn dĩ không hoàn hảo. Nếu tính toán để sinh khí trong nhà quá vượng sẽ khiến gia chủ không gánh được và trở thành sát khí. Chẳng hạn, với một ngôi nhà có 5 tầng mà gia chủ muốn bố trí cả bốn cầu thang đều có 21 bậc để được cung “Sinh” thì bậc cầu thang cuối cùng bao giờ cùng rơi vào cung “Tử”. Âu cũng là lẽ thường tình trên đời, nếu đã có “Sinh” thì ắt sẽ có “Tử”.

Đọc thêm bài viết: Giá của một mẫu cầu thang sắt

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Giá của một mẫu cầu thang sắt là bao nhiêu ? Một vài mẫu cầu thang sắt đẹp

Giá của một mẫu cầu thang sắt là bao nhiêu ?

Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều người đang trong quá trình xây dựng một ngôi nhà băn khoăn, mong muốn biết giá thành sản phẩm sẽ trở thành một phần trong ngôi nhà của mình - một mẫu cầu thang sắt. Một mẫu cầu thang sắt với thiết kế mang đậm phong cách cá nhân hoặc sẽ được hỗ trợ thiết kế từ công ty thiết kế sản xuất.


Vật liệu tạo nên chiếc cầu thang này ?

Các chủ nhà thường chọn 2 loại vật liệu chính cho chiếc cầu thang nhà mình đó là sắt mỹ nghệ chống gỉ sét và một loại gỗ nào đó. Hiện nay, người ta còn dùng đến vật liệu là đá cẩm thạch, thủy tinh, hợp kim nhôm. Mỗi loại đều có các ưu điểm & nhược điểm riêng cần chú ý để việc lựa chọn vật liệu phù hợp nhất cho nhà mình.

Bài viết này sẽ nói đến 2 vật liệu thường được chọn đó là sắt mỹ nghệ và gỗ.
Sắt mỹ nghệ hay còn gọi là sắt mỹ thuật, là loại sắt được tinh chế và cách điệu giúp các nhà sản xuất, thiết kế tạo hình những chiếc cầu thang. Vật liệu này thường được nhập khẩu từ các nước như Úc, Mỹ, Singapore,... rồi tinh chế thành những mẫu có nhiều màu sắc khác nhau để ghép lại thành các mẫu cầu thang hoàn hảo.

Tin liên quan: mẫu cầu thang sắt

mẫu cầu thang sắt nhà đẹp
Mẫu cầu thang sắt biệt thự

Cũng có thể kết hợp với tay vịn bằng gỗ tạo điểm nhấn trên sản phẩm. Giá thành sản phẩm của một chiếc cầu thang sắt phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bạn có thể chọn những dịch vụ đính kèm như sơn tĩnh điện, sắt chống gỉ để có độ bền cao hơn, hoặc các thiết kế như bạn mong muốn nó đến một mức độ phức tạp nào đó. Cụ thể một mẫu cầu thang sắt có giá từ 10 triệu đồng thời điểm hiện nay.

Gỗ - cách đây vài năm, đây là vật liệu sản xuất cầu thang phổ biến trên thị trường, nhưng gần đây, các mẫu cầu thang hiện đại như sắt mỹ thuật hay thủy tinh đã thay thế dần, tạo sự đa dạng cho mẫu mã cầu thang. Người tiêu dùng ưa chuộng vì bản thân vật liệu gỗ tạo cảm giác ấm áp, hơn nữa dễ phôi hợp với vật liệu và màu sắc sàn nền, dễ thi công & dễ bảo dưỡng. Với cầu thang làm bằng gỗ, giá cầu thang gỗ giao động từ 700 ngàn đồng/m tới 1,5 triệu đồng nếu như là gỗ lim. Kết hợp với sàn gỗ trong nhà thì đó là một combo tuyệt vời.


Giá thành sản phẩm cầu thang sẽ thay đổi theo thời gian phụ thuộc nhiều vào vật liệu sản xuất và công nghệ tích hợp vào sản phẩm. Chúc bạn sẽ chọn được vật liệu và mẫu cầu thang phù hợp với ngôi nhà hạnh phúc của mình.

Vài mẫu cầu thang sắt đẹp 

mẫu cầu thang sắt 1

mẫu cầu thang sắt 2

mẫu cầu thang sắt 3




Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Chiếu nghỉ sáng tạo cho chiếc cầu thang nhà bạn, tại sao không ?

Chiếu nghỉ sáng tạo cho chiếc cầu thang nhà bạn, tại sao không ?


Khu vực chiếu nghỉ cầu thang sẽ vô cùng thú vị và tiện ích nếu bạn biết cách trang trí cũng như thêm công năng cho chúng. Bài viết với những hình ảnh sau đây sẽ làm bạn cảm thấy thích thú và muốn làm ngay một chiếc cầu thang kết hợp chiếu nghỉ sáng tạo.

Nhiều gia đình hiện nay bỏ rất phí khoảng không gian này trong nhà. Tuy nhiên, nếu bạn có cái nhìn thẩm mỹ, cũng như biết cách trang trí bạn sẽ dễ dàng biến nơi đây thành nơi nghỉ ngơi thư giãn, nơi đọc sách lý tưởng, thậm chí nó có thể trở thành một thư viện rất tiện dụng.

Dưới dây là muôn kiểu tận dụng chiếu nghỉ cho mẫu cầu thang đẹp mà hữu dụng cho nhà bạn:

Việc tận dụng chiếu nghỉ cầu thang như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào diện tích. Nếu khu vực chiếu nghỉ rộng một chút bạn hoàn toàn có thể bố trí nơi đây một bộ bàn ghế mini làm nơi vui chơi, sinh hoạt chung cho cả gia đình.

Với thiết kế cửa kính hai bên, nơi đây vừa là khu vực lấy ánh sáng cho ngôi nhà bạn vừa là nơi bạn có thể nghỉ ngơi thư giản, phóng tầm mắt của mình ra xa để hòa vào thiên nhiên cây cỏ. Một góc thư giãn tuyệt vời cho những người thích lãng mạn.

Không cần phải đi đâu xa ngay trên cầu thang nhà bạn đã có cả một thư viên sách rất tiện lợi. Bạn có thể đọc bất kỳ quyển sách nào mà mình yêu thích ngay tại chiếu nghỉ cầu thang tràn ngập ánh sáng và yên tĩnh.

Còn đây là một góc đọc sách và thư giản lý tưởng cho mọi thành viên trong nhà bạn.
Với một chút sáng tạo, bạn hoàn toàn có thể biến chiếu nghỉ cầu thang thành nơi lưu trữ đồ đạc hữu dụng với một chiếc tủ nhỏ xinh xắn. Góc cầu thang nhà bạn cũng sẽ được trang trí bằng những đồ lưu niệm đẹp mà không kém phần sang trọng.

Những chiếc gương được treo ngay bên trên khu vực chiếu nghỉ vừa có khả năng giúp cho cầu thang nhà bạn trong rộng rãi lại vừa là nơi bạn có thể chỉnh trang lại trang phục của mình trước khi ra khỏi nhà. Đây là chiếc cầu thang sắt kết hợp màu đồng của tay vịn tạo vẻ sang trọng tương thích với màu tường.

Với tủ đồ lưu niệm âm tường, một bức tranh độc đáo cùng một lọ hoa xinh xắn khiến cho khu vực chiếu nghỉ cầu thang thêm phần tao nhã, lịch lãm và sang trọng.

Với những cầu thang có chiếu nghỉ hẹp, bạn hoàn toàn có thể tạo điểm nhấn bằng cách bày một lọ hoa nhỏ cạnh cửa sổ cùng chiếc gương tròn lạ mắt. Làm như vậy bạn đã có thể mang được thiên nhiên tươi mát vào cả cầu thang nhà bạn.

Bạn còn có thể thỏa sức chiêm nghiệm những tác phẩm nghệ thuật của mình ngay tại bức tường ở khu vực cầu thang.

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Cầu thang và những tính toán cho ngôi nhà hoàn hảo


Cầu thang là bộ phận không thể thiếu trong nhà phố hiện đại. Ngoài chức năng sử dụng, nó còn đóng vai trò trang trí, tạo nét đẹp 1 phần ngôi nhà. Có thể nói, vị trí và hình dáng cầu thang quyết định toàn bộ cách bố trí phòng trong nhà ống. Tìm được vị trí đặt thang là một việc khó, nó đòi hỏi phải cẩn trọng, nhằm tiết kiệm diện tích đã quá ít ỏi của nhà phố. Cầu thang còn “kiêm” cả chức năng thông thoáng, lấy sáng cho nhà ống và một số căn nhà có diện tích hẹp.

cau thang sat go

Vì vậy, thiếu cân nhắc vị trí cầu thang sẽ dẫn đến một loạt “bệnh” không thể chữa được của nhà phố hiện tại. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của chúng tôi, sự “khó chịu” này có thể bị loại bỏ bằng thủ thuật đơn giản: đưa hẳn block vệ sinh - cầu thang ra đằng sau, nhường không gian phía trước cho bếp và phòng ăn (nếu có). Nếu khéo tổ chức, ngoài sự mới lạ, biện pháp này còn tỏ rõ tính ưu việt về yêu cầu thông gió, lấy sáng.

Hình dáng cầu thang không những phải đạt yêu cầu thẩm mỹ, mà còn phải thỏa chức năng vốn có của nó: đi lại. Trong nhà phố, do diện tích nhỏ hẹp, nhu cầu đi lại giữa các tầng cao, cho nên cầu thang sắt lại cần phải đạt những yêu cầu khắt khe về tiện nghi. Các cầu thang cần đúng độ dốc tiện nghi (khoảng 300) và có chiếu nghỉ (chỗ để nghỉ chân trên thang) mới đạt yêu cầu này. Đối với các loại cầu thang xoay hướng đổi góc (theo dạng rẽ quạt) hoàn toàn không đạt yêu cầu tiện nghi: đi lại rất mệt (vì không có chỗ nghỉ); khó khiêng vác đồ đạc, và đặc biệt, rất nguy hiểm cho phụ nữ, trẻ em và người già. Thang “thẳng” (có chiếu nghỉ) tỏ ra hiệu quả hơn nhiều: dễ thi công, giá thành hạ, và nếu làm đúng, chúng rất thanh mảnh và sang trọng. Tuy vậy, để cầu thang có chiếu nghỉ tồn tại trong nhà phố là một vấn đề khó (do chúng không tiết kiệm diện tích bằng thang rẽ quạt). Cần tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng về vị trí, độ nghiêng, số bậc của thang kết hợp với việc giảm chiều cao tầng nhà để được kết quả chính xác. Thường đối với nhà phố: chiều cao tầng khoảng 2,8 m đến 3,5 m, số bậc thang là 21, độ nghiêng cầu thang 300 - 350, mặt bậc từ 220 mm - 270 mm là có thể chấp nhận được.

Bạn hoàn toàn có thể hỗ trợ, yêu cầu kiến trúc sư thiết kế cầu thang cho mình không những “là lạ”, ít “đụng hàng” mà còn tiện dụng nữa.

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Gợi ý vài mẫu nhà 2 tầng cho những người ngại leo cầu thang

Bạn ngại leo cầu thang trong nhà nhiều tầng ? Dưới đây là những mẫu cho bạn tham khảo với ngôi nhà 2 tầng và chỉ 1 cần 1 chiếc cầu thang đơn là có thể kết nối hết căn nhà

Do đất rộng hoặc nhu cầu sử dụng không nhiều, một số gia đình chỉ làm nhà ít tầng để giảm bớt việc lên xuống.

1. Nhà phố 80m2 - 1,3 tỷ đồng


Mặt tiền nhà có sự tương phản mạnh về màu sắc còn bên trong mềm mại nhờ sự xuất hiện của cây cỏ, đèn trang trí, rèm cửa, bình gốm.


Ngôi nhà ở TP HCM được xây dựng trên mảnh đất có diện tích 80 m2 (mặt tiền 5m), là nơi chung sống của một gia đình ba thế hệ. Ông bà đang ở độ tuổi lục tuần còn em bé chỉ mới chập chững tập đi nên nhu cầu riêng của các thành viên cũng khá đơn giản.

2. Nhà ống 2 tầng ánh sáng tự nhiên cho mọi phòng


Chủ nhà muốn có một không gian nhiều ánh sáng, cây xanh, hồ nước và thông gió tự nhiên. Bởi vậy, anh dành nhiều đất cho sân vườn, giếng trời.


Ngôi nhà ở Đà Nẵng được thiết kế đơn giản, vật liệu không quá đắt tiền nhưng được làm cẩn thận, trau chuốt nên nhà vẫn sang trọng và tiện ích. Tổng chi phí xây dựng là 790 triệu đồng cho 170 m2 sàn.

3. Biệt thự tràn đầy ánh sáng ở Sài Gòn


Ánh sáng tự nhiên tiếp cận phòng khách có thể được điều chỉnh tùy theo thời điểm trong ngày.

Ngôi nhà hướng tới một không gian mở, hòa với tự nhiên và thiết kế đơn giản. Các bức tường gạch được thay bằng kính trong suốt đủ cao cho mục đích mở rộng tầm nhìn liên kết không gian trong và ngoài.

4. Biệt thự sân vườn 2 tầng với 1,2 tỷ đồng


Phần lớn diện tích của khu biệt thự được đầu tư cho sân vườn.

Chủ nhà ở TP HCM sở hữu diện tích đất rộng nhưng dành nhiều cho sân vườn thay vì tập trung làm nhà to, không sử dụng hết công năng, gây dư thừa. Điều then chốt để giảm giá thành xây dựng là cần có một thiết kế đúng nhu cầu, không bày vẽ quá nhiều.

5. Ngôi nhà phố phảng phất nét thôn quê


Đen - trắng là màu chủ đạo của công trình, kết hợp cùng màu xanh của cây cỏ tạo thành một hòa sắc giản dị.

Công trình có mặt bằng 100 m2 nằm trong ngõ ở trung tâm thành phố Đà Nẵng. Chủ nhân là một nhà giáo đã nghỉ hưu. Nhà có hai tầng với kiến trúc hiện đại, khiêm nhường, điểm xuyết cây cau, chum nước và một vài mảng xanh.

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

Cầu thang sắt đẹp - Điểm nhấn trong ngôi nhà của bạn

Theo xu hướng hiện nay, cầu thang sắt nhà cao tầng được nhiều người ưa chuộng, một phần nó đáp ứng được tính hiện đại, bắt kịp cái mới, một phần nó tiết kiệm được diện tích nhưng lại có thể bố trí hợp lý không gian theo công năng sử dụng.
Cầu thang được xem như một con đường nối giữa tầng dưới và tầng trên. Không đơn thuần là lối dẫn lên các tầng trong nhà, cầu thang còn là chi tiết kiến trúc làm nên vẻ đẹp cho ngôi nhà bạn. Vì vậy, cầu thang phải được thiết kế sao cho rộng rãi, thông thoáng và không bị tù túng. Các mẫu cầu thang sắt là sản phẩm thường xuyên được người dùng lựa chọn để tạo "xương sống" cho ngôi nhà của mình.


Trong ngôi nhà, cầu thang có một nhiệm vụ rất quan trọng đó là làm cầu nối để liên kết giữa các tầng lại với nhau, bởi thế mà việc bố trí vị trí cũng như lựa chọn hình thức như thế nào là một việc cần được chú trọng và cẩn thận. Một vị trí hợp lý sẽ làm cho ngôi nhà thoáng đãng, rộng rãi hơn cũng như mang lại sự thuận tiện cho chúng ta. Và nếu chọn được một mẫu cầu thang sắt đẹp, phù hợp sẽ khiến cho không gian trở nên hài hòa và sang trọng hơn rất nhiều.

Cầu thang thì có rất nhiều kiểu dáng để chúng ta có thể lựa chọn một mẫu theo ý thích và hợp với kiến trúc của ngôi nhà. Thay vì chọn những cầu thang có thiết kế bình thường thì hãy chọn những cái có các chi tiết hoa văn uốn lượn đẹp mắt và lạ lẫm để tạo nên sự độc đáo và nghệ thuật hơn cho căn nhà của mình. Và qua đó chúng ta sẽ luôn cảm nhận được những điều thú vị và đặc biệt luôn hiện hữu trong không gian sống. Cái đẹp luôn mang lại những giá trị lớn lao về mặt tinh thần!

Bạn có tự hỏi rằng tại sao phải chọn sắt mà không phải là thứ gì khác không? Nếu có thì bạn hãy xem sắt mang lại những gì? Đó là sự bền vững, chắc chắn theo thời gian, nó sẽ tạo cho ngôi nhà của bạn thêm vững chãi và bền bỉ. Điều đó còn mang lại cho bạn sự an tâm, an toàn khi sử dụng nó nữa. Đừng quên rằng màu sắc cũng là một yếu tố quan trọng để giúp cho không gian được hài hòa và ấm cúng đấy nhé. Chọn mẫu cầu thang đẹp cũng cần cả một nghệ thuật và sự tinh tế cần thiết mới có thể tạo nên được một ngôi nhà hoàn mỹ và đáng sống.



Bên cạnh chức năng ban đầu là nơi lên xuống của các tầng trong nhà, cầu thang còn như một điểm nhấn duyên dáng, tôn nét đẹp của không gian nội thất thiết kế kiến trúc nhà phố. Dựa trên các nguyên tắc thiết kế, sơ đồ thửa đất và nhu cầu của gia đình, cầu thang được biến thể với nhiều hình dáng, chất liệu, màu sắc khác nhau.

Cầu thang theo quan niệm phong thủy chính là điểm khởi đầu dẫn luồng khí trong lành đến các phòng sinh hoạt trong ngôi nhà. Vì thế điểm khởi đầu của cầu thang trong nhà phải sáng sủa, thông thoáng và được đặt vào cung “lành”, hướng tốt.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà vị trí của cầu thang được bố trí một cách khác nhau. Còn việc chọn lựa số bậc của cầu thang cũng phải đảm bảo theo nguyên tắc, số bậc của mỗi tầng cũng như của toàn bộ khu cầu thang. Tổng số bậc cầu thang phải là bậc, bậc cuối cùng rơi vào chữ “sinh”. Tùy theo diện tích không gian từng nhà mà số lượng bậc thang nhiều hay ít, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo bậc cuối cùng là bậc lẻ, rơi vào cung “sinh” trong vòng tuần hoàn “sinh, lão, bệnh, tử”. Như vậy, tổng số bậc thang phải chia hết cho 4 và dư 1 hoặc 3. Điều này không những đảm bảo về sự thuận tiện trong sinh hoạt, đi lại mà còn mang lại cảm giác tâm, thoải mái trong ngôi nhà của mình.


Việc trang trí cầu thang là một phần không thể thiếu trong thiết kế nội thất để tạo nên ngôi nhà hoàn hảo, đặc biệt là bức tường dọc theo lối đi và gầm cầu thang. Cũng có rất nhiều cách dễ dàng mà mang lại hiệu quả cao nhất trong việc làm đẹp và tạo nên nét độc đáo cho cầu thang ngôi nhà bạn.

Có thể bạn sử dụng giấy dán tường với những hoa văn lạ mắt luôn tạo nên hiệu quả thị giác cao. Một số gia chủ thích treo nhưng tấm gương lớn có hình dạng độc đáo, cầu kỳ để vừa làm chi tiết trang trí, vừa giúp mở rộng diện tích cho cầu thang hẹp.

Trang trí cầu thang bằng những bức tranh hay ảnh gia đình là lựa chọn đơn giản và đầy ý nghĩa. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý sắp xếp chúng hợp lý để tránh gây rối mắt.

Cầu thang sắt là phần quan trọng liên quan đến nhiều yếu tố cả về kiến trúc cũng như phong thủy trong một ngôi nhà. Cách thiết kế, bày trí gầm cầu thang rất đa dạng tùy thuộc vào vị trí, sở thích. Có thể làm tiểu cảnh hoặc hồ cá,… chỉ cần tận dụng một phần diện tích nhỏ dưới gầm cầu thang là bạn có thể cảm nhận được một không gian thiên nhiên ngay trong ngôi nhà mình.

Đèn chiếu sáng tinh tế giúp không gian lãng mạn hơn.
Sử dụng đèn chiếu sáng cầu thang cũng là một cách trang trí làm đẹp thêm cho cầu thang. Ánh sáng sẽ giúp thắp sáng không gian và làm nổi bật nội thất và cách trang trí nếu bạn biết cách bày trí hợp lý. Để ánh sáng hắt lên từ dưới gầm cầu thang sẽ cho một hiệu ứng độc đáo, lẵng mạn hơn.

Một ngôi nhà hoàn hảo được tạo nên từ nhiều yếu tố khác nhau. Mỗi chi tiết nhỏ trong thiết kế nội thất đều có thể trở thành điểm nhấn đầy thu hút đối với các vị khách. Với mỗi kiến trúc của từng căn nhà bạn nên lựa chọn cho mình một kiểu mẫu cầu thang sắt đẹp phù hợp.

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Vài tiêu chí thiết kế mẫu cầu thang cho nhà bạn

Cầu thang rất quan trọng trong giao thông theo trục đứng của ngôi nhà. Từ lâu nay, người phương đông quan tâm không những về tiện nghi sử dụng mà cả về những điều kiêng kỵ, lành dữ của cầu thang theo phong thuỷ học.


Lựa chọn kiểu cầu thang


Một trong những tiêu chí quan trọng để thiết kế cầu thang nhà phố

Thiết kế cầu thang kiểu ba đợt

Thang thẳng được hiểu là kiểu thang một đợt, hai đợt hay ba đợt. Thang một đợt làm rộng diện tích sử dụng cho tầng trệt nhưng lại tốn diện tích cho các tầng trên vì phải tạo hành lang đi bên cạnh. Thang hai đợt diện tích chiếm đất ít nhất, nhưng các đợt dưới thường tối và bí. Thang ba đợt thông thoáng, giao thông tốt, kết hợp chiếu sáng nếu tum thang làm mái kính, mái nhựa trong, tốn diện tích nhất.

Cầu thang tròn là kiểu cầu thang trong các mẫu cầu thang đẹp mà các bậc xoay quanh một trục. Nó giúp các gia chủ tiết kiệm diện tích,tiết kiệm không gian hơn thang thẳng, thích hợp với những ngôi nhà có diện tích hẹp. Thang tròn còn là một điểm nhấn tạo dáng đẹp cho công trình, nhưng bất lợi của loại thang này là khó đi và khó mang vác đồ đạc, hạn chế khi nhà có người già và trẻ nhỏ. Kiến trúc sư khuyên không nên sử dụng thang tròn cho những trần nhà quá cao, thường chỉ thích hợp với độ cao dưới 3m, để đỡ có cảm giác chóng mặt khi đi lại. Đặc biệt đối với những gia đình có trẻ nhỏ hiếu động thì cũng phải cân nhắc kỹ

Sơ đồ mặt bằng thang.



Theo quan niệm phong thủy, cầu thang là điểm khởi đầu dẫn luồng k hí trong lành đến các phòng sinh hoạt của toàn nhà. Vì thế điểm khởi đầu của cầu thang trong nhà phải sáng sủa, thông thoáng, và được đặt vào cung “lành”, hướng tốt. Một điều rất cần thiết là số bậc của mỗi tầng, cũng như của toàn thang, tính từ bậc thứ nhất đến bậc kết thúc phải rơi vào cung “Sinh” trong vòng tuần hoàn “Sinh”, “Lão”, “Bệnh”, “Tử” như các nhà phong thuỷ vẫn quan tâm. Vì thế, tổng số bậc cầu thang là bậc lẻ (21, 17...). Được như vậy sẽ đảm bảo không những thuận tiện về sinh hoạt, đồng thời cũng mang lại cho chúng ta cảm giác yên tâm, thoải mái trong ngôi nhà của mình. Số lượng bậc thang được tính từ bậc thứ nhất cho tới điểm kết thúc (chiếu tới, hành lang). Nếu có chiếu nghỉ thì chiếu nghỉ được tính như một bậc thang bình thường.

Một số khái niệm và những thông số kỹ thuật với cầu thang nhà dân dụng

- Chiều rộng của thân thang: Trong kiến trúc nhà ở dân dụng hiện nay, cầu thang thường rộng từ 0,9 m đến khoảng 1,2 m.



- Độ dốc của cầu thang: Độ dốc của cầu thang quyết định bởi tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang, có quan hệ mật thiết với khoảng rộng của bước đi, được tính bằng công thức 2h + b = 600 mm (trong đó h là chiều cao bậc thang; b là chiều rộng bậc thang). Trong các công trình kiến trúc, độ cao của bạc thang trong nhà thường từ 150 đến 180 mm, chiều rộng tương ứng từ 240 đến 300 mm.

- Kích thước của chiếu nghỉ: Chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, đồng thời phải thuận tiện trong quá trình vận chuyển.

- Chiều cao của lan can: Có liên quan mật thiết với độ dốc của cầu thang, cầu thang sắt không dốc yêu cầu lan can làm cao một chút.Thông thường chiều cao của lan can tính từ trung tâm của mặt bậc thang đến mặt trên của tay vịn là 900 mm.

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Bố trí vị trí cầu thang trong nhà sao cho phù hợp với chủ nhà

Cách bố trí cầu thang phù hợp trong nhà bạn

Việc bố trí thông thường hiện nay là thường xuyên để cầu thang ở giữa nhà rồi thiết kế nhà vệ sinh giấu ở phía dưới để tiết kiệm không gian. Thiết kế này chủ yếu dùng cho các thửa đất dài, nhà thường được ví như chia ra làm hai phần tách biệt. Còn với những mảnh đất hình vuông hoặc nằm theo thế ngang, chủ nhà thường để cầu thang chính giữa như một lối dẫn thẳng lên các tầng.

Mẫu cầu thang đẹp không chỉ đóng vai trò trong việc đi lại mà nó còn là một lối dẫn cho không khí, ánh sáng.

Tuy nhiên, theo tư vấn của các chuyên gia phong thủy thì việc thiết kế cầu thang cũng không thể bị xem nhẹ bởi đây là lối dẫn của các luồng sinh khí vào bên trong ngôi nhà, nếu để sai vị trí có thể nó sẽ hạn chế sức khỏe, tài lộc cho chính gia chủ?

cau thang sat

Đặt sai vị trí phải làm thế nào?

Thông thường khi thiết kế cầu thang cho các ngôi nhà, các kiến trúc sư hoặc các chuyên gia phong thủy thường căn cứ theo mệnh ngũ hành của gia chủ để chọn hướng, chất liệu để xây dựng.

Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định về mặt vị trí, diện tích của các mảnh đất xây dựng mà hầu hết việc xây dựng cầu thang hiện nay đều tuân theo những nguyên tắc nhất định, gần như phải làm ở một vị trí đã được dựng sẵn để có thể tiết kiệm diện tích và vì thế cũng ảnh hưởng đến việc bài trí các phòng trong cả căn nhà.

Thường thì khu vực cầu thang hiện nay đang được các gia đình tận dụng để làm “giếng trời”, nơi thông không khí cho cả căn nhà. Chính vì điều này mà cầu thang chính là lối dẫn cho các luồng sinh khí, vấn đề vận mệnh tốt xấu cũng bị tác động bởi việc thiết kế cầu thang. Bên cạnh đó, việc thiết kế cầu thang đúng vị trí, đón được nhiều luồng sinh khí tốt thì sẽ giúp cho gia chủ có sức khỏe dồi dào, cuộc sống thoải mái và tài lộc cũng thuận lợi hơn.

cau thang sat dep


Theo phân tích của kiến trúc sư Phạm Cương, Hội KTS Hà Nội thì hiện nay có một lỗi căn bản và cũng là lớn nhất đối với việc thiết kế cầu thang đó chính là xây dựng hướng cầu thang đối diện với cửa chính. Việc vận hành lên xuống theo hai chiều luôn diễn ra tại cầu thang và việc nó đối diện với cửa chính sẽ giúp cho việc đón nhận các luồng sinh khí được tốt hơn, nhanh hơn, mạnh hơn tuy nhiên đồng nghĩa với việc này là sự suy thoái, các luồng khí hại và các tai ương cũng kéo theo.

Theo các quan niệm về phong thủy thì nếu như cầu thang đặt đúng vị trí nó sẽ giúp cho việc luân chuyển sinh khí trong ngôi nhà được thuận lợi, khi tài lộc vào nhà sẽ được giữ lại mà không thất thoát ra ngoài. Vì vậy, cầu thang mà để đối diện cửa chính thì khó tránh khỏi việc làm cho thất thoát. Không nên bố trí cầu thang đối diện cửa để tránh hiện tượng tiền vào cửa trước rồi lại ra cửa sau.

Chính vì lí do này, với những ngôi nhà đã được thiết kế cầu thang đối diện cửa chính thì gia chủ có thể cải tạo cho phía chân cầu thang lệch hướng so với cửa chính hoặc đơn giản hơn là đặt một chậu cây tại chân để cản dòng năng lượng trong ngôi nhà thoát ra ngoài. KTS Phạm Cương phân tích kĩ hơn, ai cũng biết bản chất của cầu thang là luôn có tính vươn lên cao theo chiều tịnh tiến, những đặc trưng này thể hiện cho tính Mộc.

Xây cầu thang trong nhà thế nào cho đúng?

Trong khi đó, việc thiết kế cầu thang để ở giữa nhà, trong phong thủy người ta gọi là trung cung, nghĩa là thuộc hành Thổ mà theo thuyết ngũ hành thì Mộc khắc Thổ. Nếu lỡ phạm phải thì tốt nhất nên di chuyển vị trí cầu thang hoặc thay đổi tâm nhà bằng cách nối dài không gian sử dụng.

cau thang sat dep trong nha


Bằng kinh nghiệm của mình, KTS Phạm Cương khi tư vấn hoặc sửa sang lại các ngôi nhà cho hợp phong thủy nhất là khu vực cầu thang thường sẽ khắc phục bằng cách thiết kế lại bậc cầu thang đầu tiên. Chỉ cần làm chếch hướng so với cửa chính khi nối dài thêm diện tích bậc và đặt lệch hướng đi một chút cũng có thể cải thiện được những yếu tố xấu trong việc đặt cầu thang sai vị trí.

Làm thế nào để xây cầu thang cho đúng?

Theo các quy tắc của kiến thức phong thủy thì khi xây dựng cầu thang, gia chủ cần tránh một số những đặc điểm cơ bản như cầu thang không được từ phía sau nhà đi lên, không được đâm thẳng vào bếp hoặc nhà vệ sinh ở bất cứ tầng nào vì sẽ làm cho các nguồn năng lượng hao tán hết. Một chi tiết cũng khá đặc biệt mà nhiều gia chủ đang mắc phải đó chính là việc xây dựng dựng xà nhà đè lên cầu thang.

Ngoài ra, không gian dưới gầm cầu thang vốn là nơi tối tăm, không khí tù đọng nên tránh đặt bếp ở khu vực này sẽ làm cho căn bếp không được sự thoáng đãng, sạch sẽ. Cầu thang nên thiết kế vận hành đi lên theo ngược chiều kim đồng hồ vừa thuận theo nguyên lí hoạt động, sinh hoạt của con người vừa phù hợp với nguyên tắc Phong thủy, đặc biệt là khi đi lên, tim chúng ta luôn gần với tâm của trục thang đứng sẽ giảm bớt sự mệt nhọc trong quá trình leo cầu thang.

cầu thang sắt đẹp


Một lỗi căn bản nữa mà các gia đình thường hay mắc phải đó là việc làm hở cầu thang. Trong phong thủy cầu thang có hai yêu cầu quan trọng nhất là chứa và dẫn khí. Nếu như làm cầu thang hở sẽ vi phạm điều này, làm hao sinh khí, không tốt cho tài vận của gia chủ. Trong trường hợp gia chủ đã chót xây dựng như thế này thì có thể dùng gỗ ốp lại cho kín hoặc đơn giản hơn là dùng thảm để trải suốt từ trên cho xuống dưới. Khi thực hiện thêm các thao tác này, gia chủ có thể khắc phục được các lỗi như đã nêu trên.

Việc xác định số bậc của một cầu thang cũng khá quan trọng. Người ta thường lấy số bậc lẻ thay vì chọn số bậc chẵn. Xét dưới quan điểm Phong thủy, số bậc cầu thang thường được dựa trên quan điểm về 4 chữ: Sinh, bệnh, lão, tử hoặc sinh, lão, bệnh, tử. Chu kì 4n + 1 này cũng ứng với chu kì nhịp tim của con người. Có thể hiểu đơn giản là nhịp tim của con người có 4 ngăn mà sau khi đi hết 4 ngăn sẽ chuyển sang chu kì tiếp theo. Khi đặt chân lên một không gian mới vào đúng nhịp khởi đầu này thì xét về tâm sinh lí cũng như sức khỏe cũng rất hợp lí.

Độ cao và độ rộng của bậc cầu thang nên thiết kế phù hợp với nhân trắc học của con người tưc là phù hợp với bàn chân và sải chân của người Việt Nam. Kích thước thang hợp lí trong kiến trúc dân dụng: chiều cao bậc từ 150 mm, độ rộng bậc 300 mm. Thông thường kích thước này khó lòng đạt được. Chiều cao từ 160 – 185 mm, độ rộng tối thiểu phải đạt được là 270 mm là hợp lí. Đối với nhà phân lô hoặc biệt thự nên làm số lượng bậc từ tầng này lên tầng kia khoảng 21 bậc, ít nhất phải được 17 bậc. Đó là những con số đẹp theo Phong thủy.

Việc xây dựng cầu thang ở các hộ gia đình và nơi công sở cũng có những đặc điểm khác nhau. Tại các hộ gia đình, những căn nhà dùng làm nơi sinh sống, ăn ở thì nên lựa chọn gỗ hoặc đá để làm chất liệu xây dựng cầu thang, tránh việc sử dụng chất liệu bằng kim loại vì nó tạo cảm giác lạnh lẽo hỗn tạp, không ấm cúng. Trong Phong thủy thì gỗ tượng trưng cho hành Mộc, đá tượng trưng cho hành Thổ. Đây là hai chất liệu gần gũi với con người vì vậy mà gia chủ nên sử dụng để xây dựng cầu thang trong căn nhà của mình.



Những mẫu cầu thang đẹp mang phong cách cổ điện và hiện đại

Một số mẫu cầu thang đẹp góp phần tạo điểm nhấn trong ngôi nhà của bạn


Mẫu cầu thang đẹp, tạo ấn tượng sẽ góp phần làm cho tổng thể không gian trở nên hoàn hảo hơn. Chính vì thế thiết kế và trang trí cầu thang phù hợp, đạt tính thẩm mỹ cao là điều có ý nghĩa rất cần thiết. Vì xây 1 ngôi nhà đời người chỉ có 1 2 lần cho nên họ rất quan trọng về mọi thứ.

cầu thang sắt đẹp
Cầu thang sắt mỹ nghệ tinh tế
Cầu thang đẹp trong một nhà đẹp là một phần quan trọng, như là tủy sống xuyên suốt ngôi nhà tạo điểm nhấn độc đáo thể hiện sự kết hợp ăn ý với những phần còn lại. Một số mẫu cầu thang đẹp, đơn giản mang phong cách cổ điển và hiện đại sẽ gợi ý cho bạn nhiều ý tưởng để chọn chiếc cầu thang phù hợp với nhà mình​.

Đối với các bậc thang thường xuyên được sử dụng thì chỉ một lớp sơn sẽ không đảm bảo cho việc duy trì độ bền. Với cầu thang sắt, người ta thường sử dụng mẫu cầu thang sắt có lớp sơn tĩnh điện, nhằm bảo đảm được độ bền về vẻ đẹp của cầu thang đến vài chục năm. ​

mẫu cầu thang đẹp
Cầu thang kính kết hợp gỗ

mẫu cầu thang đẹp hiện đại

Không phải cầu thang đặt nơi đâu trong nhà cũng được, đừng quá chủ quan. Có một chiếc cầu thang được thiết kế hoàn hảo nhưng đặt vào cái chỗ chẳng đúng vào đâu thì không những không đẹp mà còn có nhiều ảnh hưởng đến chủ nhà. Cần chú trọng về vị trí này, nên để ý một số điểm cần tránh né, cần lưu ý ví dụ như không gian dưới gầm cầu thang vốn là nơi tối tăm, không khí tù đọng nên tránh đặt bếp ở khu vực này sẽ làm cho căn bếp không được sự thoáng đãng, sạch sẽ và có khi còn tránh khỏi những điều không may và đảm bảo một chiếc cầu thang đúng với giá trị của nó.

Có rất nhiều mẫu cầu thang đẹp được sáng tạo & được sử dụng trong các tòa nhà lớn cũng như những villa biệt thự nhằm khẳng định đẳng cấp trong ngôi nhà của mình, tạo điểm nhấn lớn với người tham quan. Không ít người sẽ trầm trồ về ngôi nhà của bạn đặc biệt là chiếc cầu thang vì ai cũng phải bước lên nó sau khi ngắm nhìn.

Một số mẫu cầu thang đẹp & hiện đại:


cau thang sat

cầu thang đẹp hiện đại

các mẫu cầu thang đẹp

nhung mau cau thang dep

mẫu cầu thang đẹp

Đọc thêm: Cầu thang sắt