Hiển thị các bài đăng có nhãn mẫu cầu thang sắt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mẫu cầu thang sắt. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Những lưu ý về tiêu chuẩn cho mẫu cầu thang nhà bạn

Cầu thang được coi là phương tiện chuyển tiếp theo hướng đứng của ngôi nhà, là biện pháp chuyển tiếp từ độ cao này đến độ cao khác. Cầu thang phải được làm bằng vật liệu bền vững, có khả năng chống cháy cao. Vị trí cầu thang quyết định bố trí mặt bằng ngôi nhà. Khu vực cầu thang thường gần với khu vệ sinh, có thể nói là trọng tâm của ngôi nhà, luôn ở vị trí dễ thấy, dễ đi lại.

Những ngôi nhà biệt thự kiểu Pháp trước đây thường bố trí cầu thang thành một buồng riêng. Ngày nay, đất đai chật hẹp, hơn nữa, người ta quan niệm cầu thang cũng là một yếu tố trang trí mang tính thẩm mỹ cao nên được bố trí như một tiêu điểm của ngôi nhà. Khi kết hợp với khu vực hành lang thông thoáng, cầu thang – xương sống của căn nhà lại là nơi “khoe” tất cả vẻ đẹp của ngôi nhà.



Phân loại cầu thang

Có thể phân loại cầu thang theo hai loại: thang thẳng và thang tròn. Thang thẳng có thể là loại 1 đợt, 2 đợt hay 3 đợt. Thang tròn là kiểu cầu thang mà các bậc xoay quanh một trục. Lựa chọn kiểu thang nào phụ thuộc vào vị trí và thế đất, nhưng cần chú ý đến một vài đặc điểm sau:

- Thang 1 đợt làm rộng diện tích sử dụng cho tầng trệt nhưng lại tốn diện tích cho tầng trên vì phải tạo hành lang đi bên cạnh.

- Thang 2 đợt diện tích chiếm ít đất, nhưng các đợt dưới thường tối và bí.

- Thang 3 đợt thông thoáng, giao thông tốt, kết hợp chiếu sáng nếu tum thang làm mái kính, mái nhựa trong, diệnt ích chiếm đất nhiều nhất.

Trong điều kiện đất rộng rãi, nên bố trí thang 3 đợt kết hợp làm khoảng không gian thoáng chung của cả ngôi nhà. Các bậc thang có thể bố trí chia đều cho mỗi đợt để tạo sự cân bằng, nhưng cũng có thể bố trí kiểu đợt nhiều đợt ít để tạo chiếu nghỉ ở những vị trí hẹp.



Thang tròn tiết kiệm không gian hơn thang thẳng, nhưng khó đi và khó mang vác đồ đạc. Thang tròn không nên sử dụng cho những tầng nhà quá cao, thường từ 3 m trở xuống là thích hợp để đỡ có cảm giác chóng mặt khi đi lại. Thang tròn còn là một điểm nhấn tạo dáng đẹp cho công trình, thường hay sử dụng ngoài trời làm thang phụ dẫn lên sân các trên.

Những tiêu chuẩn chủ yếu

- Có nhiều nhà xây cầu thang rất cầu kỳ, toàn bộ cầu thang uốn thành một đường cong lượn rất mềm mại, vật liệu sang trọng, nhưng khi bước lên, vẫn có cảm giác khó chịu, dễ bước vấp. Ngược lại, nhiều cầu thang không rộng, lại chỉ đơn giản hai đợt lên xuống nhưng vẫn tạo cho con người sự thoải mái, thích thú khi bước lên. Đó là nhờ bậc thang được thiết kế phù hợp với chiều dài bước đi trung bình của mỗi người. Khi thiết kế cầu thang cần lưu ý đến độ dốc của thang được quyết định bởi chiều cao và chiều rộng bậc thang. Chiều cao cổ bậc 17cm, rộng bậc 26cm tạo góc thang 33độ10' được coi là độ dốc chuẩn. Trên cơ sở đó có thể gia giảm đôi chút tùy thuộc theo ngôi nhà bạn. Độ cao bậc chỉ cần nâng lên một chút (đến 19,20cm) là người đi lên dễ cảm thấy vấp váp và mỏi mệt. Độ cao này tỷ lệ thuận với độ dốc toàn đợt thang (thang dốc tới 60o đã gọi là dốc đứng), gây nên tâm lý ngần ngại “mỏi gối, chùn chân, chẳng muốn trèo”. Nhiều người thích làm nhà cao, tầng 1 trung bình phải đạt 3,9 m – 4,2 m. Trong khi đó, phần diện tích dành làm cầu thang lại muốn giảm thiểu dể tiết kiệm đất, nên cầu thang bị thu hẹp, phải cao, dốc, chật chội là điều dễ hiểu. Nếu vị trí thang quá chật không đảm bảo chiều rộng tối thiểu 24 cm, cần làm loại bậc thang xương cá giúp cho việc lên xuống dễ dàng, không bị vấp vì kích thước mặt bậc nhỏ sẽ dễ hụt chân khi bước xuống. Chiều rộng bản thang từ 0,9 m đến 1,0 m trong nhà ở 4,5 tầng là phù hợp, không nên nhỏ hơn 0,8 m.


- Chiều cao tay vịn cầu thang cũng là yếu tố cần lưu tâm. Thông thường tay vịn không được thấp hơn 90 cm (khoảng cách từ mặt bậc đến tay vịn). Cầu thang cho nhà có trẻ nhỏ, tay vịn phải cao và tránh để khoảng cách lớn giữa các thanh đứng của tay vịn. Lưu ý khe giữa hai thanh đứng không quá 14 cm. Trẻ hiếu động rất dễ bị ngã lọt qua các cột đứng nếu không cẩn thận. Nhưng nếu bạn không muốn có nhưng thanh lan can dày đặc, bạn vẫn có thể làm thưa thoáng và thêm các thanh ngang, dọc theo các bậc thang ở vị trí 1/3 từ dưới lên. Thanh này hầu như đóng vai trò tay vịn riêng cho trẻ nhỏ

- Mỗi đợt thang không bố trí quá 16 bậc vì nhiều bậc quá sẽ gây mỏi mệt cho người đi. Khoảng trống phía trên mỗi bậc thang (được gọi là độ lọt) ít nhất là 2,0 m để người đi lên không bị đụng đầu. Cần hết sức lưu ý điểm này khi thiết kế cầu thang một đợt và thang tròn.

Chiếu nghỉ, chiếu tới

- Chiếu nghỉ không phải là từ để chỉ các bậc thang ở vị trí nối giữa hai đợt thang mà là vị trí đợt thang bằng phẳng, để làm “chiếu” nghỉ chân. “Chiếu” đó có thể ở giữa thang nếu một đợt thang quá dài (thường thấy ở công trình công cộng như trường học, rạp hát), mà cũng có thể ở giữa hai đợt thang. Do đó không nên chia bậc ở giữa 2 chiếu nghỉ. Lên cao 8 – 10 bậc, nên có một chiếu nghỉ làm cho người đi lên được nghỉ chân vài nhịp sau loạt bước liên tục, dễ cảm thấy thoải mái. Chiếu tới thông thường là hành lang, nơi bậc thang cuối cùng gặp sàn. Chiếu tới này nhất thiết phải có bề dài bằng 2 lần chiều rộng bản thang và không nên có bậc ở đây. Chiếu tới rộng rãi đôi chút có thể làm sảnh đón của tầng, bạn đặt thêm đôi ba ghế ngồi chơi cũng không lãng phí. Đây có thể là không gian thư giãn chung cho cả tầng nhà, nếu kết hợp giếng trời thông thoáng.

Cầu thang còn là nghệ thuật thẩm mỹ

- Cầu thang với những hình khối sinh động và chất liệu đẹp còn là yếu tố trang trí nên nhiều người thích phô trương cầu thang ra các vị trí đẹp ở phòng khách. Nhũng đường cong mềm mại của cầu thang tạo nét uốn lượn sinh động. Những mảng xoáy, mảng cong khi được cân nhắc liều lượng góp phần quan trọng hình thành vẻ đẹp của ngôi nhà. Trong nhà chật, kết hợp cầu thang với tủ tường tạo nơi để các vật dụng trang trí vừa tiện dụng vừa có tính thẩm mỹ cao.

- Có rất nhiều kiểu cầu thang khác nhau, cũng như những vật liệu làm cốt (khung) vật hoàn thiện ngày càng phong phú. Thang trong nhà cổ hoặc nhà trang trí theo kiểu cổ điển, có thể bằng gỗ hoặc bằng sắt chúng ta sẽ có được chiếc cầu thang gỗ hoặc cầu thang sắt. Các mặt bậc, cổ bậc được ghép mộng, kín khít mà không cần dùng đến một chiếc đinh. Góc thang hẹp, từng bậc thang lượn theo chiếu nghỉ rất mềm mại và linh hoạt, hơn hẳn các loại thang bê tông cốt thép sau này. Kiểu bậc thang gỗ thưa thoáng (không có tấm đứng) cũng tạo nên điểm nhấn cho ngôi nhà. Thang gỗ thoáng thường ở vị trí có thể uốn lượn từ tầng 1 lên tầng lửng hoặc lên tầng thượng rất điệu đà. Mặt bậc cầu thang lát đá để chống trượt cần xẻ rãnh hoặc đặt thêm một vài gioăng đồng vừa làm đẹp thêm cho cầu thang. Một kiểu cách gần gũi với thang gỗ là cầu thang sắt, gọi chung là thang kim loại. Thang cổ có loại bằng gang và sắt đúc, rất tinh tế như những mảng phù điêu chạm lộng (chạm khắc vào gỗ tạo các lỗ thủng xuyên qua họa tiết).

Những thanh lan can bằng gang rất nhiều chi tiết tinh xảo ngày nay chỉ còn trong hoài tưởng. Phổ biến nhất là thang bằng bê tông cốt thép, tạo ra một mặt phẳng bê tông dốc, sau đó xây bậc bằng gạch. Phần vật liệu hoàn thiện, có thể là mặt đá, mặt granito (một loại vữa xi măng và đá dăm) đổ tại chỗ hoặc đúc sẵn, tay vịn con tiện gỗ hoặc inox. Cầu thang mặt đá chỉ phù hợp với lan can con tiện sứ, hoặc đá, tay vịn to bản, bằng bê tông sơn trắng. Còn nếu đã là inox, nên dùng mặt bậc bằng kim loại hoặc vật liệu tổng hợp. Cầu thang hiện đại có tay vịn gỗ, thành lan can là tấm kim loại hoặc tấm kính rất sang trọng và khỏe khoắn. Kết hợp giữa gỗ và đá hay gỗ và gạch cũng là ý tưởng hay. Lan can bằng thép hộp hay thép dẹt với muôn vàn kiểu tổ hợp, sơn màu đa dạng, cũng tạo nên vẻ đẹp chẳng bao giờ cũ kỹ. Inox với ưu điểm luôn luôn sáng bóng, đầy vẻ đẹp hiện đại cũng sẽ là một vật liệu được ưa chuộng.

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Cách tính số bậc cầu thang an toàn theo phong thủy

Cầu thang trong ngôi nhà chính là nơi dẫn nguồn sinh khí lưu thông đến các không gian chức năng, do đó khi bố trí cầu thang ngoài việc chú ý vị trí, kết cấu thì số bậc cầu thang cũng cần được tính toán cẩn thận.

Phong thủy học cho rằng, cầu thang không đơn giản chỉ là cầu nối giữa các tầng trong nhà mà còn dẫn khí lưu thông cũng như các dòng chảy năng lượng. Vì vậy, nếu cầu thang được bố trí với phần chân xông thẳng ra cửa chính sẽ như một chiếc miệng mở to, làm sinh khí bị đẩy hết ra khỏi nhà. Ngôi nhà có cầu thang như vậy sẽ khiến gia chủ khó tích tụ tài lộc. Phương pháp hóa giải là dùng bình phong che chắn, đặt gương phản chiếu hoặc cũng có thể bày chậu cây, chuông gió trước cửa nhà. Cầu thang dạng xoắn ốc tuy đẹp nhưng được cho là gây rối loạn khí trường, ức chế các dòng chảy quanh co.

Số bậc cầu thang là yếu tố quyết định để có cầu thang hợp phong thủy

Với ý nghĩa quan trọng như vậy nên khi xây nhà nhiều tầng, gia chủ cần phải đặc biệt chú ý đến vị trí cũng như hình dáng cầu thang. Chúng có thể mang đến an lành hoặc tin dữ cho gia đình. Một trong những việc quan trọng nhất khi xây cầu thang là tính số bậc để tránh gặp phải bệnh tật, xui xẻo. Còn theo khoa học, số bậc này ảnh hưởng đến nhịp tim, sức khỏe của người trong nhà vốn qua lại cầu thang hàng ngày.

Theo kinh nghiệm phong thủy, các bậc cầu thang được đếm theo sinh, lão, bệnh, tử, bắt đầu từ bậc đầu tiên khi bước chân lên cho tới bậc cuối cùng, gồm cả chiếu nghỉ. Theo cách tính này, số bậc thang trong nhà nên rơi vào cung “sinh” trong “sinh, lão, bệnh, tử”.

Cách đếm như sau: Bậc đầu tiên là Sinh, tiếp theo là Lão, Bệnh, Tử và cứ thế tiếp tục lại cho đến bậc cuối cùng…Như vậy, số bậc thang đẹp trong nhà sẽ là số lẻ và được khái quát theo công thức: 4n+1, trong đó “n” là số lần chu kì lặp lại.


Thông thường, cầu thang có độ dốc phù hợp và số bậc
thang đẹp thường là 17, 21 hoặc 27 bậc​
Số chu kì Số bậc vào cung Sinh
1 5
2 9
3 13
4 17
5 21
n 4n+1

Tuy vậy, cuộc sống vốn dĩ không hoàn hảo. Nếu tính toán để sinh khí trong nhà quá vượng sẽ khiến gia chủ không gánh được và trở thành sát khí. Chẳng hạn, với một ngôi nhà có 5 tầng mà gia chủ muốn bố trí cả bốn cầu thang đều có 21 bậc để được cung “Sinh” thì bậc cầu thang cuối cùng bao giờ cùng rơi vào cung “Tử”. Âu cũng là lẽ thường tình trên đời, nếu đã có “Sinh” thì ắt sẽ có “Tử”.

Đọc thêm bài viết: Giá của một mẫu cầu thang sắt

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Giá của một mẫu cầu thang sắt là bao nhiêu ? Một vài mẫu cầu thang sắt đẹp

Giá của một mẫu cầu thang sắt là bao nhiêu ?

Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều người đang trong quá trình xây dựng một ngôi nhà băn khoăn, mong muốn biết giá thành sản phẩm sẽ trở thành một phần trong ngôi nhà của mình - một mẫu cầu thang sắt. Một mẫu cầu thang sắt với thiết kế mang đậm phong cách cá nhân hoặc sẽ được hỗ trợ thiết kế từ công ty thiết kế sản xuất.


Vật liệu tạo nên chiếc cầu thang này ?

Các chủ nhà thường chọn 2 loại vật liệu chính cho chiếc cầu thang nhà mình đó là sắt mỹ nghệ chống gỉ sét và một loại gỗ nào đó. Hiện nay, người ta còn dùng đến vật liệu là đá cẩm thạch, thủy tinh, hợp kim nhôm. Mỗi loại đều có các ưu điểm & nhược điểm riêng cần chú ý để việc lựa chọn vật liệu phù hợp nhất cho nhà mình.

Bài viết này sẽ nói đến 2 vật liệu thường được chọn đó là sắt mỹ nghệ và gỗ.
Sắt mỹ nghệ hay còn gọi là sắt mỹ thuật, là loại sắt được tinh chế và cách điệu giúp các nhà sản xuất, thiết kế tạo hình những chiếc cầu thang. Vật liệu này thường được nhập khẩu từ các nước như Úc, Mỹ, Singapore,... rồi tinh chế thành những mẫu có nhiều màu sắc khác nhau để ghép lại thành các mẫu cầu thang hoàn hảo.

Tin liên quan: mẫu cầu thang sắt

mẫu cầu thang sắt nhà đẹp
Mẫu cầu thang sắt biệt thự

Cũng có thể kết hợp với tay vịn bằng gỗ tạo điểm nhấn trên sản phẩm. Giá thành sản phẩm của một chiếc cầu thang sắt phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bạn có thể chọn những dịch vụ đính kèm như sơn tĩnh điện, sắt chống gỉ để có độ bền cao hơn, hoặc các thiết kế như bạn mong muốn nó đến một mức độ phức tạp nào đó. Cụ thể một mẫu cầu thang sắt có giá từ 10 triệu đồng thời điểm hiện nay.

Gỗ - cách đây vài năm, đây là vật liệu sản xuất cầu thang phổ biến trên thị trường, nhưng gần đây, các mẫu cầu thang hiện đại như sắt mỹ thuật hay thủy tinh đã thay thế dần, tạo sự đa dạng cho mẫu mã cầu thang. Người tiêu dùng ưa chuộng vì bản thân vật liệu gỗ tạo cảm giác ấm áp, hơn nữa dễ phôi hợp với vật liệu và màu sắc sàn nền, dễ thi công & dễ bảo dưỡng. Với cầu thang làm bằng gỗ, giá cầu thang gỗ giao động từ 700 ngàn đồng/m tới 1,5 triệu đồng nếu như là gỗ lim. Kết hợp với sàn gỗ trong nhà thì đó là một combo tuyệt vời.


Giá thành sản phẩm cầu thang sẽ thay đổi theo thời gian phụ thuộc nhiều vào vật liệu sản xuất và công nghệ tích hợp vào sản phẩm. Chúc bạn sẽ chọn được vật liệu và mẫu cầu thang phù hợp với ngôi nhà hạnh phúc của mình.

Vài mẫu cầu thang sắt đẹp 

mẫu cầu thang sắt 1

mẫu cầu thang sắt 2

mẫu cầu thang sắt 3